NHẠC SĨ MINH PHƯƠNG
- Details
- Published Date
- Written by Võ Quê
- Hits: 14848
Nhạc Sĩ Minh Phương là một trong những nghệ sĩ lão thành ở Thừa Thiên Huế có chiều sâu của quá trình lao động sáng tạo âm nhạc...
TÁC PHẨM CỦA NHẠC SĨ MINH PHƯƠNG:
TỔ ẤM RỪNG XANH Kịch múa hát, NXB Thuận Hóa 2007.
TIẾNG RỪNG Tập ca khúc, NXB Âm Nhạc 2011
.
Nhạc Sĩ Minh Phương là một trong những nghệ sĩ lão thành ở Thừa Thiên Huế có chiều sâu của quá trình lao động sáng tạo âm nhạc. Ông đã có những cống hiến lớn đối với phong trào văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế từ trong những ngày đầu giải phóng (26.3.1975) cho đến hôm nay. Nhạc sĩ Minh Phương sinh ngày 23. 3 . 1931 tại Đà Lạt. Thuở nhỏ ở với cha mẹ đi học rồi tham gia kháng chiến chống Pháp từ năm 15 tuổi với vai trò liên lạc cho Ủy ban Lâm thời Mặt trận Việt Minh tỉnh Lâm Đồng kể từ ngày 23.8.1945 nhân dân thành phố Đà Lạt nổi dậy tiến hành khởi nghĩa. Mặt trận vỡ, Minh Phương được chuyển về làm liên lạc chi đội 2 Giải phóng quân Nha Trang rồi làm nhân viên Ty Thông tin tỉnh Bình Định cho đến tháng 12.1946 thì được điều về đồn tuyên truyền Lưu động Trung Bộ.
Sau hai năm tham gia tuyên truyền lưu động, Minh Phương đã tích lũy cho mình một số vốn thực tế quý giá của cuộc sống. Tình yêu quê hương, nghĩa đồng bào trong những năm tháng kháng chiến đã ươm mầm trong Minh Phương để sau này trở thành những chất liệu sống động cho các tác phẩm âm nhạc, sân khấu. Năm 1948, Minh Phương theo học Thiếu sinh quân ở Liên Khu 4. Học được một năm Minh Phương về làm Trưởng toán Tuyên truyền xung phong Quảng Bình. Do có năng khiếu âm nhạc lại có kinh nghiệm trong công tác vận động quần chúng, năm 1955 Minh Phương được giữ chức vụ Phó Đồn Văn công phát động quần chúng Quảng Bình. Trong thời gian này, nhạc sĩ Minh Phương đã sáng tác rất nhiều ca khúc ngợi ca nhân dân, ngợi ca đất nước mến yêu, đáng ghi nhận nhất là ca khúc “Đắp lại đường xưa”: Giải Nhì cuộc thi ca khúc do Hội Nhạc Sĩ Việt Nam và Đài Tiếng Nói Việt Nam tổ chức (1955); ca khúc “Nhắn Cuội đêm trăng”: Giải Nhì Hội Văn Nghệ Liên khu 4 (1955).
Cuối năm 1957, Minh Phương rời Liên khu 4 về lại Ty Thông tin Quảng Bình, tại đây Minh Phương được cử sang Khăm Muộn hai đợt ngắn hạn để giúp Đồn Văn Công Nam Lào (Lào). Từ những thành tích đạt được trong kháng chiến, trong thực tiễn công tác, ngày 31.10.1962 nhạc sĩ Minh Phương được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam tại Quảng Bình. Trong thời điểm từ 1959 đến 1972, trên lĩnh vực sáng tác kịch bản sân khấu Minh Phương đã lần lượt đạt giải ở trung ương với các tác phẩm: “Một lòng”: giải khuyến khích -Vụ Nghệ thuật Sân khấu (1959), “Lòng tin”: giải khuyến khích-Vụ Nghệ thuật Sân khấu (1963), “Mưa rừng”: giải Ba-Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (1971); về âm nhạc thì có: “Tổ khúc sông Gianh”: Huy chương Vàng; Ca cảnh “Chuyến xe đêm”: Huy chương Bạc Hội diễn Ca múa nhạc toàn quốc (1972).
Tháng 3.1975, Minh Phương trong tư thế là một cán bộ văn nghệ, được trên cử vào chi viện Thừa Thiên Huế, góp phần xây dựng phong trào văn hóa văn nghệ tỉnh từ trong những ngày đầu mới giải phóng. 12.1975 Khi sát nhập Bình Trị Thiên Minh Phương làm Phó Phòng Văn Nghệ Sở Văn hóa Thông tin Bình Trị Thiên rồi Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thông tin Bình Trị Thiên. Trong giai đoạn 1976-1977, Minh Phương còn được sang làm chuyên gia văn hóa tại Savannakhet (Lào). Chính nhờ luân chuyển công tác nhiều lần, nhiều vùng miền trong và ngoài đất nước, nhất là những chuyến đi dài ngày ở trường sơn mà nội dung . dề tài sáng tác ca khúc, kịch bản sân khấu của Minh Phương rất phong phú, đa dạng; đồng thời mang tính cập nhật vào những vấn đề thiết thực của cuộc sống, phục vụ kịp thời những yêu cầu chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương, đúng với tâm thế của một người chiến sĩ văn hóa; thể hiện trọn vẹn ý thức công dân của một con người nghệ sĩ trước cuộc đời. Các tác phẩm sau đây của ông đã nói lên điều đó: “Gió rừng”: giải chính thức Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (1990), “Huyền thoại về rừng”: giải Nhất kịch bản Hội diễn Công Nông Binh Bình Trị Thiên; giải khuyến khích chương trình của Liên hiệp quốc VNDP dự án VIE 93/03-1996, “Cây đời thêm xanh”: giải Nhất kịch bản kỷ niệm 50 năm ngày Thương Binh Liệt Sĩ’, tập thơ “Phòng chống sốt rét”: giải Nhì báo Miền núi và Dân tộc thuộc Thông tấn xã Việt Nam (3.1999)...
Bên cạnh việc sáng tác văn học âm nhạc, sân khấu, nhạc sĩ Minh Phương còn chú tâm đến lĩnh vực nghiên cứu, sưu tầm các giá trị âm nhạc trong dân gian, miền núi. Sự cần mẫn, chịu khó chịu thương, lăn lộn, hòa mình trong cuộc sống gian khổ của nhân dân ở các thôn bản xa xơi, hẻo lánh từ các chuyến thực tế điền dã đã mang lại cho Minh Phương những công trình nghiên cứu có giá trị, đầy trách nhiệm: “Lòng dân ơn Bác”,Tập nghiên cứu sưu tầm những câu hò và ru con ngợi ca Bác Hồ (Tặng thưởng của tỉnh Thừa Thiên Huế), “Vài nét về dân ca Quảng Bình”, Chủ biên, được giải khuyến khích của Hội Nhạc Sĩ Việt Nam (1999), “Dư âm tình rừng”, giới thiệu nhạc cụ dân tộc miền núi Thừa Thiên Huế, được giải Tư Hội Nhạc Sĩ Việt Nam (2000), “Tập ca khúc nhớ rừng”, trong đó có một số ca khúc được tặng huy chương như “Chiều trường sơn”, Nhớ rừng”, “Ta càng yêu rừng xanh” : giải Nhì ca khúc do Hội Nhạc Sĩ Việt Nam và Bộ Lâm nghiệp phối hợp tổ chức...(NXB Thuận Hóa ấn hành tháng 3.1994).
Hiện nay, tuy đã lớn tuổi nhưng nhạc sĩ Minh Phương vẫn tiếp tục hoạt động sáng tạo nghệ thuật trong tư thế của hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế. Với năng lực, sự cống hiến hết mình trong đời, nhạc sĩ Minh Phương đã xứng đáng khi nhận Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Ba, Huân chương kháng chiến hạng Nhất năm 1983, các Huy chương Vì sự nghiệp văn hóa Vì sự nghiệp Âm nhạc Việt Nam,Vì sự nghiệp Công đoàn, Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam (1999), Huy chương tình hữu nghị Việt Lào (do Chính phủ Lào tặng năm 1982), kỷ niệm chương Vì chủ quyền An ninh biên giới (1999).
*
ĐÊM NHẠC MINH PHƯƠNG
Tối Chủ Nhật 24.4.2011
NHỚ TIẾNG RỪNG
“Hầu hết các ca khúc của nhạc sĩ Minh Phương đều có những tìm tòi nhất định về việc khai thác chất liệu dân ca, dân nhạc, dân vũ của các dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân ca Bình Trị Thiên trong các sáng tác ca khúc của ông. Ví dụ như ca khúc: Người Cơ Ho xuống núi, Đêm rừng già, Miền biên cương của chúng tôi, Huyền thoại Mimosa...” - nhạc sĩ Nguyễn Việt nói về cảm nhận của mình đối với các sáng tác của nhạc sĩ Minh Phương.
Để tri ân nhạc sĩ Trương Minh Phương, một nghệ sĩ đã có nhiều cống hiến và đóng góp đối với phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng của Bình Trị Thiên trước đây và Thừa Thiên Huế sau này, được sự cho phép của UBND tỉnh, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế phối hợp gia đình nhạc sĩ tổ chức Đêm nhạc Minh Phương vào lúc 20h tối chủ nhật (24/4). Đài Phát thanh Truyền hình Thừa Thiên Huế (TRT) sẽ truyền hình trực tiếp đêm nhạc này trên sóng TRT2 nhân một năm ngày mất của ông.
Nhạc sĩ Nguyễn Việt, Trưởng Phòng văn nghệ TRT cho biết, đêm nhạc sẽ giới thiệu 11 trong số trên 100 ca khúc của nhạc sĩ Minh Phương với chủ đề ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước, ca ngợi con người Bình - Trị - Thiên kiên cường, anh dũng, bất khất trong chiến tranh nhưng cũng rất năng động, mạnh mẽ trong xây dựng hòa bình. Đây cũng chính là hai mảng đề tài lớn trong các sáng tác của nhạc sĩ Minh Phương.
Một mảng đề tài nữa mà cố nhạc sĩ Minh Phương sáng tác nhiều là viết về đồng bào dân tộc thiểu số. Là người từng lăn lộn với cuộc sống gian khổ của nhân dân ở các bản làng xa xôi, hẻo lánh, cùng ăn cùng ở với bà con và từ nhiều chuyến thực tế điền dã đã mang lại cho Minh Phương nhiều công trình nghiên cứu, sáng tác có giá trị về văn hóa dân gian nói chung và nghiên cứu sáng tác về đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, trong đó phải kể đến những sáng tác như Đêm rừng già, Người Cơ Ho xuống núi, Nghe đàn đá Khánh Sơn... Ngoài ra, ông còn một số ca khúc viết về tình yêu tuổi trẻ khá ấn tượng như Nhớ biển, Huyền thoại Mimosa, Chim én bay xa...
Trong bài viết về cố nhạc sĩ Minh Phương đăng trong Tập ca khúc Minh Phương - Tiếng rừng mới được ấn hành vào tháng 4 năm nay, Nhà thơ Võ Quê đã viết, “Tháng 12/1975, khi sáp nhập ba tỉnh Bình Trị Thiên, Minh Phương làm Phó Phòng Văn nghệ Sở Văn hóa Thông tin Bình Trị Thiên rồi Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thông tin Bình Trị Thiên. Trong giai đoạn 1976-1977, Minh Phương còn được sang làm chuyên gia văn hóa tại Savannakhet (Lào). Chính nhờ luân chuyển công tác nhiều lần, nhiều vùng miền trong và ngoài đất nước, nhất là những chuyến đi dài ngày ở Trường Sơn mà nội dung, đề tài sáng tác ca khúc, kịch bản sân khấu của Minh Phương rất phong phú, đa dạng; đồng thời mang tính cập nhật vào những vấn đề thiết thực của cuộc sống, phục vụ kịp thời những yêu cầu chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương, đúng với tâm thế của một người chiến sĩ văn hóa; thể hiện trọn vẹn ý thức công dân của một con người nghệ sĩ trước cuộc đời. Các tác phẩm sau đây của ông đã nói lên điều đó: “Gió rừng”: giải chính thức Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (1990), “Huyền thoại về rừng”: giải Nhất kịch bản Hội diễn Công Nông Binh Bình Trị Thiên; giải khuyến khích chương trình của Liên hiệp quốc VNDP dự án VIE 93/03-1996, “Cây đời thêm xanh”: giải Nhất kịch bản kỷ niệm 50 năm ngày Thương binh Liệt sĩ, tập thơ “Phòng chống sốt rét”: giải Nhì báo Miền núi và Dân tộc thuộc Thông tấn xã Việt Nam (3.1999)...
Ảnh chụp với đội Thông tin lưu động huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế.
Cùng với sáng tác văn học âm nhạc, sân khấu, nhạc sĩ Minh Phương còn chú tâm đến lĩnh vực nghiên cứu, sưu tầm các giá trị âm nhạc trong dân gian, miền núi và đã có những công trình nghiên cứu có giá trị. “Lòng dân ơn Bác”, Tập nghiên cứu sưu tầm những câu hò và ru con ngợi ca Bác Hồ (Tặng thưởng của tỉnh Thừa Thiên Huế), “Vài nét về dân ca Quảng Bình”, Chủ biên, được giải khuyến khích của Hội Nhạc sĩ Việt Nam (1999), “Tập ca khúc nhớ rừng”, trong đó có một số ca khúc được tặng huy chương như “Chiều Trường Sơn”, Nhớ rừng”, “Ta càng yêu rừng xanh”: giải Nhì ca khúc do Hội Nhạc Sĩ Việt Nam và Bộ Lâm nghiệp phối hợp tổ chức... là một vài trong số những công trình nghiên cứu có giá trị của nghệ sĩ lão thành Minh Phương.
Nhạc sĩ Trương Minh Phương quê ở Phù Mỹ, Bình Định. Ông là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế. Với năng lực, sự cống hiến trong suốt cuộc đời mình, nhạc sĩ Minh Phương đã được nhận Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Ba, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất cùng các Huy chương Vì sự nghiệp văn hóa Vì sự nghiệp Âm nhạc, Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Huy chương tình hữu nghị Việt - Lào, Kỷ niệm chương Vì chủ quyền An ninh biên giới...
“Tiếp theo Tập ca khúc Tiếng rừng, gia đình dự định sẽ làm một tuyển tập về kịch bản sân khấu và truyện ngắn của cha tôi. Đêm nhạc Minh Phương được tổ chức lần này cũng là một sự tri ân đến ông, người đã có nhiều cống hiến cho nền âm nhạc Việt Nam mà đặc biệt là phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng của 3 tỉnh Bình Trị Thiên trước đây và Thừa Thiên Huế sau này”, anh Trương Minh Tuấn, con trai nhạc sĩ Minh Phương cho biết.
Theo nhạc sĩ Nguyễn Việt, mọi công tác chuẩn bị cho Đêm nhạc Minh Phương sẽ diễn ra vào tối chủ nhật 24/4 đã hoàn tất. Cùng với sự chuẩn bị tích cực từ phía Hội âm nhạc Thừa Thiên Huế, TRT và các ca sĩ góp mặt trong đêm nhạc là Hữu Quang, Quang Vinh, Phan Thu của Đoàn Ca kịch Huế; ca sĩ Cẩm Nhung, Mỹ Hạnh, Tịnh Biên, Bích Lan của Học viện Âm nhạc Huế và các ca sĩ Hồng Vân, Mai Ánh, Kim Sang... hy vọng rằng Đêm nhạc Minh Phương sẽ để lại nhiều cảm xúc trong lòng người yêu nhạc và công chúng Thừa Thiên Huế, mảnh đất mà nhạc sĩ Minh Phương đã có nhiều gắn bó và cống hiến...
Thanh Vân
Nguồn: Báo Thừa Thiên Huế
http://www.baothuathienhue.vn/?gd=1&cn=132&newsid=20110422172932
***
"CHIẾC BÂY" TẬP KỊCH HÁT MÚA CỦA MINH PHƯƠNGHiện nay, loại hình văn nghệ nghệ thuật dành cho thiếu nhi trên mảnh đất Thừa Thiên Huế ngày càng thưa vắng dần. Các tác giả viết cho tuổi thơ cũng không còn nhiều như trước. Các đầu sách văn học, các tác phẩm nghệ thuật đề cập thế giới hồn nhiên, dành cho lứa tuổi thơ ngây của các em trong những năm gần đây tại địa bàn Thừa Thiên Huế gần như vắng bóng. Trong bối cảnh ấy, tập sách kịch hát múa dành cho thiếu nhi mang tựa đề "Chiếc Bẩy" của nhạc sĩ Minh Phương do Nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành từ nguồn kinh phí Quỹ hỗ trợ sáng tác Việt Nam, Điện lực Thừa Thiên Huế đã mang một ý nghĩa tốt đẹp. Huế vẫn còn có những người tâm huyết với đề tài thiếu nhi như nhạc sĩ Minh Phương, nhạc sĩ Mai Xuân Hòa...
"Chiếc Bẫy", "Tình Bạn Rừng Xanh", "Điểm Hẹn Dễ Thương" là ba vở kịch hát múa trong tập sách với chủ đề giáo dục thiếu nhi trong việc nâng cao ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị nhân văn về Chân Thiện Mỹ trong cuộc sống. Hướng dẫn, động viên các em biết ngợi ca, trân trọng bảo vệ môi trường thiên nhiên, tìm đến cái Thiện, chống lại cái Ác cùng những ước mơ khát vọng về một đất nước giàu đẹp, phần vinh văn minh, hiện đại từ hiện tại này đến tương lai.VQMỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA NHẠC SĨ MINH PHƯƠNG.NS Minh Phương tại chiến trường Lào 1967.
.
NS Minh Phương & NS Văn Cao
.
NS Minh Phương tại Huế 1975.
.
NS Phạm Tuyên & Minh Phương.
.
Chân dung Minh Phương qua nét bút Trần Quốc Tiến
.
Nguyễn Việt, Lê Phùng, Trần Hữu Pháp, Minh Phương
.
Hàng sau: Minh Phương, Lê Phùng, (?) Hàng trước:Phó Đức Phương, Trần Hữu Pháp, Hà Sâm.NS Trần Hoàn & NS Minh Phương
.
Các nhạc sĩ Lưu Cầu, Phạm Tuyên, Cầm Phong, Minh Phương và các chiến sĩ An ninh Trị Thiên – Mùa khói lửa 1967.
.
NS Trọng Bằng, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam gắn huy chương Vì sự nghiệp Âm nhạc (3.2004)
.
NS Phó Đức Phương & NS Minh Phương.
.
NS Thuận Yến & NS Minh Phương.