Joomla 1.7 NivoSlider developed by NewJoomlaTemplates in collaboration with best web hosting reviews and ratings.
Print

Nhà thơ MAI VĂN HOAN

 

Maivanhoan3
Giới thiệu nhà thơ Mai Văn Hoan

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Sinh năm 1949
Quê quán: Bố Trạch - Quảng Bình
Thạc sĩ ngữ văn
Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam
Hội viên Hội Nhà Văn Thừa Thiên Huế
Dạy chuyên văn Trường Quốc Học Huế

 

090610maivanhoan1

 

Tác phẩm đã xuất bản:

1.Ảo ảnh ( thơ, 1988 )
2.
Giai điệu thời gian ( thơ, 1989 )
3.
Hồi âm ( thơ – 1991 )
4.
Trăng mùa đông ( thơ, 1997 )
5.
Giếng Tiên ( thơ, 2003 )
6.
Lục bát thơ ( thơ, 2006 )
7.
Cảm nhận thi ca ( tiểu luận tập 1, 1991 )

 

Camnhanthica_Bia1_150


8.
Cảm nhận thơ Hàn Mặc Tử ( tiểu luận, 1999 )
9.
Cảm nhận thi ca ( tiểu luận tập 2, 2008 )

10. Điếu thuốc và que  diêm ( thơ, 2009 )

images308887_biatho

11. Tuyển tập Thanh Hải ( 2010)

12. Đọc & Suy gẫm ( tiểu luận, 2010)

 

NỮ SINH ĐỒNG KHÁNH


Nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa

Xui hoàng hôn tím trang thơ học trò

Nữ sinh Đồng Khánh qua đò

Xui lòng Hương cất giọng hò xa xôi

Nữ sinh Đồng Khánh dạo chơi

Phấtn thông vàng rải ngát trời Thiên An

Trống trường Đồng Khánh vừa tan

Trên đường phơi phới từng đàn bướm bay

Gió vờn tà áo khẽ lay

Nữ sinh Đồng Khánh thơ ngây mỉm cười

Bóng ai khuất nẻo phố rồi

Vô tư đâu biết có người nhìn theo

Âm thầm một cánh phượng gieo

Nữ sinh Đồng Khánh trong chiều nhặt hoa

Bâng khuâng ngắm áng mây qua

Cảm thông một cánh chim xa lẻ đàn

Mùa thu thả chiếc lá vàng

Nữ sinh Đồng Khánh mơ màng lắng nghe

Trầm ngâm trong quán cà phê

Nhạc buồn chạm mái tóc thề chấm vai

Nữ sinh Đồng Khánh nhớ ai

Mi cong khẽ chớp mắt nai thẫn thờ

Đâu còn là chuyện ngày xưa

Nữ sinh Đồng Khánh bây giờ là em.

RƯỢU QUÊ


Lâng lâng nâng chén rượu quê
Uống mừng gặp gỡ bạn bè, anh em...
Đã từng nếm rượu trăm miền
Vẫn không quên được chất men quê nhà !
Rượu quê không trộn, không pha
Mới đôi ba chén mà ngà ngà say
Chuyện xưa lẫn với chuyện nay
Được thua, khôn dại, rủi may, vui buồn...
Men quê đã ngấm vào hồn
Rưng rưng : còn, mất...chập chờn: hợp, tan...
Mặc đời bao nỗi bi, hoan...
Gặp nhau ta cứ say tràn cung mây !

Khi nào về với cỏ cây
Chỉ xin rưới : một chén đầy...RƯỢU QUÊ !

GIỮA NẮNG HÈ

Giữa nắng hè oi ả
Em là giò phong lan
Thả làn hương nhè nhẹ
Mơ màng cả không gían


Giữa nắng hè oi ả
Em là mưa bóng mây
Đất trời chừng dịu lại
Khung vườn xanh bóng cây


Giữa nắng hè oi ả
Em là nước hồ thu
Bơi trên hồ nước ấy
Anh thành người mộng du !

PHỤC SINH

Tâm hồn tôi như mặt hồ phẳng lặng
Nằm giấu mình heo hút giữa rừng sâu
Cứ dửng dưng mặc cuộc đời mưa nắng
Trái tim buồn đã hóa thạch từ lâu.

Trên đường phố tôi bước đi hờ hững
Giữa cuộc vui tôi ít nói ít cười
Đã nguội tắt bao giờ nguồn thi hứng
Trái tim đau xơ cứng tự lâu rồi!

Tôi nhận ra: mình không là mình nữa
Có ngờ đâu tôi tự đánh mất tôi
Lò chẳng còn than, bếp không còn lửa
Những lời yêu không còn ngọt trên môi.

Thêm chiếc lá ở trên cành vừa rụng
Thêm sợi tóc vừa bạc ở trên đầu
Bao cay đắng đời tôi từng chịu đựng
Mưa - thời gian - gian đã pha loãng từ lâu.

Bỗng làn gió bay từ phương xa tới
Mỏng và mềm như thể một làn hương
Gió rất nhẹ mà nước hồ xao xuyến
Mà trời đất cứ óng ánh như sương
Biết lấy gì để tạ ơn ngọn gió
Đã giúp tôi tìm lại được chính mình?
Tối áp ngực miên man trên ngọn cỏ
Nghe bồi hồi dòng máu chảy về tim...

 

158736-01

TÌNH KHÚC

Chỉ là cát bụi hoá thân

Trở về cát bụi có cần gì đâu !

Trăm năm sỏi đá nhớ nhau

Nghìn năm tình khúc bay vào thiên thu

Trọn đời làm kiếp lãng du

Mưa nghiêng tháp cổ , sa mù biển đêm

Dế buồn cứ hát đi em

Tôi xin làm ngọn cỏ mềm lắng nghe

Lang thang một cõi đi về

Vai em gầy guộc , tóc thề gió bay

Một chiều hạ trắng ai hay

Ngày rong rêu , nối tiếp ngày ...rong rêu ...

Diễm xưa lỡ một lần yêu

Ngùi thương cánh hạc phiêu diêu cõi người

ĐIẾU THUỐC VÀ QUE DIÊM

Em mời tôi hút thuốc
Nhưng lại dấu mất diêm
Thời gian trôi lặng lẽ
Điếu thuốc vẫn còn nguyên!
Điếu thuốc vẫn còn nguyên
Em cứ ngồi im lặng
Có nghe trong xa thẳm
Tiếng chim buồn kêu đêm?
-
Điếu thuốc vẫn còn nguyên
Như là điều chưa nói
Tôi thì không dám hỏi
Em thì giả vờ quên

-
Chỉ cần một que diêm
Thế là thành ngọn lửa
Cớ sao em lần lữa
Điếu thuốc vẫn còn nguyên!

 

M.V.H

 

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

THƠ LÁI VÕ QUÊ

Võ Quê được nhiều người biết đến với phong trào xuống đường của học sinh, sinh viên các đô thị miền Nam (1966) . Anh từng bị kẻ thù bắt và giam ở nhà tù Côn Đảo. Những tháng ngày bị đày ải, anh vẫn luôn giữ vững ý chí và niềm tin vào tương lai cách mạng. Tập Thơ Một thuở xuống đường (NXB Thuận Hoá, 2001) đã ghi lại chặng đường lịch sử ấy. Sau 1975, Võ Quê là một trong những người có công đầu trong việc phục hồi và phát triển nghề ca Huế trên sông Hương. Anh cũng đã xuất bản hàng chục tập thơ. Những năm gần đây, ở Huế lưu truyền một số bài “thơ lái” khá độc đáo của anh.

Võ Quê không phải là người đầu tiên làm thơ lái. Ngay từ thời Trung đại, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã nổi tiếng với một số câu thơ lái hết sức quái kiệt, đáo để, như : “Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo” hay “Trái gió cho nên phải lộn lèo”... Ở Huế, thời Pháp thuộc có cụ Thảo Am Nguyễn Khoa Vi cũng là một cây “lái thơ” khá nổi tiếng. Trong dân gian vẫn lưu truyền một số câu thơ lái hết sức dí dỏm và sâu sắc của cụ. Chẳng hạn như : “Cầu đạo nên chi phải cạo đầu”, “Nhắn bạn lên non đừng bắn nhạn”, “Công khó chờ nhau biết có không”, “Trông đời chỉ thấy cảnh trời đông”... Và đặc biệt là câu : “ Thầy tu mô Phật cũng thù Tây”. Sau khi cụ Thảo Am Nguyễn Khoa Vi mất (1966), thơ lái tưởng như “đứt mạch”. Thời Bình Trị Thiên một số nhà thơ như Xuân Hoàng, Văn Lợi... chỉ nói lái trêu đùa nhau cho vui mà thôi. Tôi còn nhớ một vài câu, đại loại như : “Đi Cửa Lò bị cò lừa, bác Hà Sâm suýt hầm sa” ; “Đi phong trào được trao phòng” ; “Ăn cháo lòng, chống gió Lào”; LTM có bài thơ Những mùa trăng mong chờ khá nổi tiếng, các anh lái thành Những mùa trăng mơ chồng ; bài Trăng mùa đông của tôi thời ấy gửi báo nào cũng không thấy in, các anh đổi thành Trông mùa đăng...

Theo nhà thơ Võ Quê cho biết thì mãi đến năm 1999 anh mới làm thơ lái. Đó là năm mà tỉnh Thừa Thiên Huế bị một trận lụt thế kỷ. Thấy chị em làm nghề ca Huế trên sông Hương phải ngưng hoạt động trong một thời gian khá dài để chống chọi và khắc phục hậu quả của trận lụt thế kỷ ấy, nhà thơ bèn làm một bài thơ lái để đùa vui:

Trời lụt ca nhi cũng trụt lời

Trời đong mưa lũ xuống trong đời

Vái lạy lụt tan lành váy lại

Đời cho du khách dạo đò chơi.

Cái tài của tác giả là sử dụng cách nói lái rất tự nhiên và rất phù hợp với hoàn cảnh, tâm trạng của các ca sĩ lúc đó. Nghe Võ Quê đọc, chị em không nhịn được cười. Bài thơ lái ấy của Võ Quê không cánh mà bay. Chỉ mấy hôm sau, trong các quán cóc, quán cà phê vỉa hè người ta đọc chuyền nhau : Trời lụt ca nhi cũng trụt lời... Thành công bất ngờ ấy đã khích lệ tác giả, làm thức dậy tiềm năng sáng tác thơ lái của anh . Võ Quê lần lượt “xuất bản bằng miệng” một loạt bài thơ lái cũng dí dỏm, sâu sắc chẳng thua gì tiền nhân Thảo Am Nguyễn Khoa Vi.

So với một số thành phố khác trên cả nước thì Huế vẫn còn nghèo. Người Huế tự trào “Huế thơ, Huế mộng, Huế tòng bọng hai đầu”. Nghèo nhất vẫn là dân vạn đò, những người đạp xích lô, xe thồ... Có người “chạy ăn từng bữa toát mồ hôi”. Hơn ai hết, Võ Quê hết sức thông cảm với hoàn cảnh đói nghèo của họ, nhất là khi đồng tiền làm ra thì khó mà vật giá cứ ngày một “leo thang” :

Vật giá leo thang gạo lỏng nồi

Nỗi lòng xa xót bạn nghèo ơi

Ngồi eo sèo với bao gian khó

Gió khan đắng họng tái tê đời

Cái độc đáo của bài thơ này là tác giả sử dụng kiểu lái bắc cầu, xoáy trôn ốc : hai chữ cuối câu đầu lái với hai chữ đầu câu hai, hai chữ cuối câu hai lái với hai chữ đầu câu ba, hai chữ cuối câu ba lái với hai chữ đầu câu bốn. (khác với kiểu lái trong từng câu mà cụ Thảo Am Nguyễn Khoa Vi vẫn làm). Kiểu lái bắc cầu xoáy trôn ốc này cực khó, phải là bậc “cao thủ” mới làm được.

Đây là nỗi lòng của dân chúng khi giá xăng dầu tăng vọt :

Dầu xăng tăng giá dạ giăng sầu

Đầu tiên trăn trở bạc tiền đâu

Giật gấu vá vai theo vật giá

Thâu đêm nhức nhối nghĩ thêm đau

Không chỉ cảm thông với những người dân lao động nghèo khổ, Võ Quê còn sử dụng thơ lái để chống tiêu cực. Anh biến thơ lái thành một thứ vũ khí hết sức sắc bén đánh vào bọn tham nhũng :

Lần vô danh lợi hại dân lành

Tranh thùng, tranh thủ mới trung thành!

Đầy tớ vét tiền bao tờ đấy

Giành nhau tham nhũng chúng giàu nhanh

Ở bài thơ trên, ngoài những cặp lái : tranh thùng - trung thành, đầy tớ - tờ đấy, giành nhau - giàu nhanh, tác giả còn sử dụng một loạt các phụ âm t, tr, th ở câu thứ hai và thứ ba tạo nên âm điệu rất đặc biết. Những thủ đoạn : tranh thùng (tranh phiếu), tranh thủ (nịnh bợ)... của bọn tham nhũng được tác giả lột trần không chút e dè, ngần ngại. Bọn chúng là một lũ thoái hoá, biến chất :

Biến chất điếm đàng đi chiếm đất

Cánh đồng xoang bởi Kuán Đồng Xanh

Hối mại chức quyền gieo mối hại

Lanh mưu thoái hóa thật lưu manh!

Hầu hết thơ lái xưa nay đều sử dụng hình thức lái đôi (cặp hai chữ), ở bài thơ trên Võ Quê đã mạnh dạn thử nghiệm hình thức lái ba (cặp ba chữ) : “cánh đồng xoang” - “Kuán đồng xanh”.Làm thơ với kiểu lái ba này cũng cực khó. Nếu tôi không nhầm thì nữ sĩ Hồ Xuân Hương chỉ sử dụng một lần duy nhất kiểu lái cặp ba này trong bài thơ Quán Sứ : Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo.

Thơ lái Võ Quê không chỉ sâu sắc, thâm thuý mà còn rất hóm hỉnh. Đây là bài thơ lái anh làm để trêu những cặp trai gái lỡ “ăn cơm trước kẻng” :

Bầu trỏ hèn chi phải bỏ trầu

Bầu to nên mới tậu bò trâu

Quệt má vì yêu nên quá mệt

Bầu lên hạnh phúc được bền lâu

“Bầu trỏ” là mới có thai nên phải làm đám hỏi (bỏ trầu). “Bầu to” là cái thai ngày một lớn nên phải làm đám cưới (tậu bò trâu). Lỡ “quệt má”- nghĩa là lỡ làm cái chuyện ấy nên phải lo đám hỏi, đám cưới “quá mệt” là phải. Nhưng cái thai càng lớn thì hạnh phúc càng “bền lâu”. Đằng sau tiếng cười nhẹ nhàng là quan niệm rất nhân văn về tình yêu và hạnh phúc của tác giả.

Võ Quê còn làm thơ lái đùa các bợm rượu :

Một chai mai chột, coi chừng!

Nhị chai nhai chị tưng tưng ngà ngà

Ba chai là bai nghe cha!

Bốn chai cẩn thận kẻo mà bái chôn

Ngũ chai ngai chủ hùng hồn

Sáu chai sai cháu bếp cồn luộc tôm!

Bài thơ này là một thể nghiệm nữa của Võ Quê. Hồ Xuân Hương, Thảo Am Nguyễn Khoa Vi chỉ làm thơ lái theo thể đường luật và hầu hết là thất ngôn tứ tuyệt. Võ Quê mạnh dạn chuyển thơ lái sang thể lục bát. Bài thơ trên có tới 12 câu, câu nào cũng có cặp lái đôi. Quy luật lái khá linh hoạt. Câu một, câu hai, câu năm, câu sáu là những cặp lái đôi liền nhau. Câu ba, vế thứ hai được tách ra nằm xen giữa chữ “là” và “nghe” : ba chai - bai cha. Câu thứ tư, tác giả đột ngột chuyển sang lái cách (hai chữ đầu lái với hai chữ cuối). Ở câu kết lẽ ra không được dùng vần “ôm” ở chữ thứ tám vì nó vần thông với chữ thứ sáu, nhưng vần “ôn” và “ôm” đặt cạnh nhau nghe rất ngộ nghĩnh. Bởi thế mà tác giả đã mạnh dạn phá lệ. Ngồi trong chiếu rượu mà đọc bài thơ lái này không ai có thể nhịn được cười. Những lời nhắc nhở các bợm rượu thật dí dỏm mà cũng thật chí tình, chí lý.

Cuối năm ngoái, đầu năm nay, chị Tiểu Kiều (vợ nhà thơ) không may lâm bệnh hiểm nghèo, các cháu đang công tác xa, một mình nhà thơ vừa chăm sóc vợ vừa làm công việc nội trợ. Cứ ngỡ anh không còn tâm trí, thời gian để “lái thơ” nữa. Vắng thơ lái Võ Quê, dân quán cóc, quán cà phê vỉa hè cảm thấy thiêu thiếu một cái gì. Không biết ai đó đã than rằng : Chưa về nhắm rượu làng Chuồn / Chưa nghe thơ lái sao buồn Võ Quê (làng Chuồn nổi tiếng rượu ngon là quê của anh). Có lẽ hiểu được tâm trạng chờ đợi của của người hâm mộ, Võ Quê lại tiếp tục Tự trào bằng thơ lái :

Cuối năm cắm cúi chăm nuôi vợ

Đầu năm mong vợ hết nằm đau

Số phận an bài ai bàn nữa!

Câu thơ Xuân đó có buồn đâu…

Và :

Vợ chồng là phải vọng chờ

Dạo một vòng chợ nên thơ vợ chồng

Trong khó khăn, vất vả anh vẫn vui đùa, tếu táo :

Cuộc đời thành một trò chơi

Khổ đau hạnh phúc là trời cho ta

Thơ lái cũng là một “trò chơi” mà “trời” đã ban cho Võ Quê. Bởi vì không phải bất cứ ai cũng làm được thơ lái vừa thông minh vừa hóm hỉnh vừa thâm trầm như anh.

Huế, tháng 4 - 2010

Mai Văn Hoan

Nguồn : http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=193577&ChannelID=7

Bài này đã được tiếp tục sử dụng trên các trang:
http://lebaduy.com/shop_news.php?l=vn&ac=149&mode=n&cn=337&n=1989

http://tintuc.xalo.vn/001378766191/vo_que_va_tho_lai.html

http://www.7bay.net/tintuc/info/vo-que-va-tho-lai.shtml

http://quevo1948.multiply.com/

http://doandanchinhdang.hue.gov.vn/portal/?GiaoDien=1&ChucNang=216&NewsID=20100510144254

http://lucbat.com/home.php?lan=v&id=lbganxa&code=5031

http://www.baomoi.com/Info/Vo-Que-va-tho-lai/152/4242286.epi

http://khamphahue.com.vn/ehue/?catid=vanhoahue&scatid=nsdt&nid=1004

http://tintucvina.com/?news=180998

http://www.viet-studies.info/culture.htm

http://vietbao24h.com/?artid:93536:Vo-Que-va-tho-lai.html

http://60s.com.vn/index/2685504/10052010.aspx


Tư Liệu:

Mai Văn Hoan Người đi tìm ảo ảnh Hoàng Vũ thuật

http://tapchisonghuong.com.vn/index.php?main=newsdetail&pid=4&catid=17&ID=808&shname=Mai-Van-Hoan-nguoi-di-tim-ao-anh

Mai Văn Hoan từ "Ảo ảnh" đến "Giếng tiên" Ngô Minh

"Quà tặng" của nhà thơ Mai Văn Hoan Quỳnh Hợp

http://quynhhop.wordpress.com/2010/02/22/qua-t%E1%BA%B7ng-c%E1%BB%A7a-nha-th%C6%A1-mai-van-hoan/

Đọc "Vạn lý trường sơn" của nguyễn Hữu Quý Mai Văn Hoan

http://nguyenhuuquy.vnweblogs.com/post/2195/168650

Nguyễn Đắc Xuân - nhà Huế học Mai Văn Hoan

http://sachhiem.net/NDX/NDX014.php


 

65994-Picture%20086
Mai Văn Hoan, Đỗ Hoàng, Hải Kỳ, Hoàng Vũ Thuật


 Copyright © 2008 - 2013 Võ Quê All rights reserved.